Sắt thép, giày dép Việt Nam ách tắc thủ tục sang Ấn Độ
Sắt thép, giày dép Việt Nam ách tắc thủ tục sang Ấn Độ
Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sắt thép, giày dép của Việt Nam phản ánh khó khăn khi xin cấp mới, gia hạn BIS của Ấn Độ; một số doanh nghiệp đã hoàn tất nộp hồ sơ theo yêu cầu, nhưng vẫn không nhận được chứng nhận để tiếp tục xuất khẩu sang thị trường này.
Thông tin này được Văn phòng Bộ Công thương gửi tới báo chí chiều 23-10. BIS là Giấy chứng nhận tiêu chuẩn do Cục Tiêu chuẩn thuộc Bộ Công thương Ấn Độ cấp cho các doanh nghiệp và nhà sản xuất. Đây là giấy chứng nhận bắt buộc phải có đối với các nhà sản xuất trong và ngoài Ấn Độ để sản phẩm được phân phối, tiêu thụ tại thị trường nước này.
Sau khi nhận được phản ánh của doanh nghiệp, Bộ Công thương Việt Nam đã gửi công hàm tới Bộ Công thương Ấn Độ, đề nghị nhanh chóng giải quyết chứng nhận BIS cho các doanh nghiệp Việt Nam để tránh gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa, ảnh hưởng thương mại song phương hai nước.
Bộ Công thương Việt Nam cũng đã chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ làm việc với Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ để tìm hiểu vụ việc. Ngày 16-10 vừa qua, Bộ Công thương đã trao đổi với phía Ấn Độ về khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi xin chứng nhận BIS và đề nghị phía Ấn Độ khẩn trương xử lý.
Đến ngày 18-10, đại diện Vụ Thị trường châu Á – châu Phi cũng đã làm việc trực tiếp với Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, đề nghị Đại sứ quán Ấn Độ trao đổi với các cơ quan liên quan của Ấn Độ và sớm có cách giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp Việt.
Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Tham tán Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam đã ghi nhận và cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy giải quyết vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đơn vị này, danh sách các mặt hàng bắt buộc phải có chứng nhận BIS ngày càng mở rộng ra nhiều hàng hóa như: hóa chất, đồ chơi, lốp xe, sợi tổng hợp... Đây đều là các mặt hàng mà Việt Nam đang xuất khẩu sang Ấn Độ.
Những doanh nghiệp đang vướng mắc về chứng nhận BIS cần tiếp tục liên hệ Vụ Thị trường châu Á – châu Phi để Bộ Công thương tổng hợp danh sách đề nghị phía Ấn Độ xử lý vướng mắc.
“Thông thường, giấy chứng nhận BIS được cấp lần đầu trong vòng 1-2 năm và sau đó có thể xem xét cho gia hạn với thời gian là 5 năm”, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi thông tin.
Để được cấp giấy chứng nhận BIS, nhà sản xuất cần chuẩn bị các giấy tờ sau: đơn đăng ký kèm phí đăng ký 1.000 Inr (Rupi Ấn Độ); giấy xác thực địa chỉ của nhà máy; danh mục máy móc sản xuất; danh sách thiết bị kiểm tra và chứng chỉ hiệu chuẩn, hướng dẫn sử dụng sản phẩm; danh sách nguyên liệu thô có chứng chỉ phân tích; sơ đồ bố trí nhà máy; lưu đồ quy trình sản xuất với các mô tả ngắn gọn và điểm kiểm soát chất lượng trung gian; báo cáo thử nghiệm tại nhà máy cho tất cả các thử nghiệm theo tiêu chuẩn Ấn Độ; giấy chấp nhận hướng dẫn sử dụng sản phẩm, phí đánh dấu (marking fee); thư đồng ý (nếu không có cơ sở xét nghiệm hoàn chỉnh); thông số kỹ thuật liên quan đến sản phẩm (nếu có).
Văn Phúc
Theo SGGP
https://www.sggp.org.vn/sat-thep-giay-dep-viet-nam-ach-tac-thu-tuc-sang-an-do-post711033.html
Các tin liên quan:
- Sắp đấu giá 119.000 tấn đường theo hạn ngạch (04-11-2023 - Đã xem: 245)
- Loạt quy định mới với hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam (04-11-2023 - Đã xem: 257)
- Ký Thỏa thuận thực hiện Hiệp định hợp tác và hỗ trợ hải quan Việt Nam - Hà Lan (02-11-2023 - Đã xem: 290)
- Tỷ giá AUD hôm nay 2/11/2023: AUD VCB, chợ đen tăng dựng đứng (02-11-2023 - Đã xem: 319)
- Indonesia khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với sợi bông nhập khẩu (02-11-2023 - Đã xem: 338)
- Khi chủ doanh nghiệp tư nhân là đảng viên (02-11-2023 - Đã xem: 360)
- Đồng yen sắp xuống thấp nhất trong 33 năm, Việt Nam sẽ chịu những ảnh hưởng gì? (02-11-2023 - Đã xem: 249)
- Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi quy định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (26-10-2023 - Đã xem: 300)
- Hội Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ V (26-10-2023 - Đã xem: 382)
- 9 thay đổi lớn tại dự thảo Luật Đất đai mới nhất doanh nghiệp cần chú ý (16-10-2023 - Đã xem: 301)
- Doanh nhân ABEI dự hội nghị trực tuyến Chính phủ gặp mặt doanh nhân Việt Nam tại điểm cầu Bình Dương (12-10-2023 - Đã xem: 305)
- Đại diện ABEI tham dự ngày doanh nhân Việt Nam tại TP. Tân Uyên, Bình Dương (12-10-2023 - Đã xem: 308)
- Công bố 18 sản phẩm nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại 22:55 Thứ Hai 09/10/2023 (10-10-2023 - Đã xem: 321)
- Căng thẳng tại Israel có thể làm tăng sức hấp dẫn của vàng (09-10-2023 - Đã xem: 287)
- Thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 9/2023 (08-10-2023 - Đã xem: 366)
- Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (08-10-2023 - Đã xem: 259)
- Tỉnh Bình Dương và bang Nebraska (Hoa Kỳ) hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực (08-10-2023 - Đã xem: 298)
- Hạn ngạch thuế quan đối với hàng dệt may xuất khẩu sang Mê-hi-cô năm 2023 theo Hiệp định CPTPP (08-10-2023 - Đã xem: 366)
- Chính sách vay vốn ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu (08-10-2023 - Đã xem: 296)
- Hướng dẫn xuất xứ hàng hóa xuất khẩu theo Thông tư 33 (08-10-2023 - Đã xem: 473)