Hướng dẫn xuất xứ hàng hóa xuất khẩu theo Thông tư 33

Hướng dẫn xuất xứ hàng hóa xuất khẩu theo Thông tư 33

Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, yêu cầu doanh nghiệp khai số tham chiếu và ngày cấp của C/O hoặc mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (mã REX theo Hiệp định EVFTA, mã EORI theo Hiệp định UKVFTA, mã CE theo Hiệp định ATIGA hoặc RCEP).

Tại hội nghị hướng dẫn “Thông tư 33/2023/TT-BTC Quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”, do Hội Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (ABEI) tổ chức, ông Nguyễn Thanh Phong, đại diện Cục Hải quan Bình Dương, đã hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá nhập khẩu theo quy định mới tại Thông tư 33/2023/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (thay thế Thông tư 38/2018/TT-BTC, 62/2019/TT-BTC, 47/2020/TT-BTC  và 07/2021/TT-BTC).

Để tạo thuận lợi thương mại, Thông tư số 33/2023/TT-BTC đã bỏ quy định về việc khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ trên tờ khai hải quan trong trường hợp người khai hải quan chưa có chứng từ này để nộp tại thời điểm làm thủ tục hải quan.

Theo đó, khi có chứng từ chứng nhận xuất xứ để nộp bổ sung, người khai hải quan sẽ khai báo trên tờ khai bổ sung sau thông quan để được xem xét xử lý số thuế thừa mà không cần khai báo chậm nộp trên tờ khai ban đầu. 

Ông Phong cho biết, các doanh nghiệp cần phải khai rõ thông tin. Cụ thể, khai số tham chiếu và ngày cấp của C/O hoặc mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (mã REX theo Hiệp định EVFTA, mã EORI theo Hiệp định UKVFTA, mã CE theo Hiệp định ATIGA hoặc RCEP).

Trường hợp Hiệp định không quy định số tham chiếu và/hoặc không có mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, người khai hải quan khai tên chứng từ, số chứng từ, ngày cấp và tên tổ chức hoặc tên nhà xuất khẩu cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa kèm tên Hiệp định thương mại tự do áp dụng…

Theo ông Phong, mục tiêu của việc ban hành Thông tư 33 nhằm khắc phục vướng mắc, bất cập như: khai, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ; sử dụng thông báo xác định trước xuất xứ, nộp bổ sung C/O sau thông quan, nộp C/O đối với hàng hoá thay đổi mục đích sử dụng, thời điểm nộp C/O....

Cách thức quản lý chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo mã REX (EVFTA), mã EORI (UKVFTA), mã CE (ATIGA sửa đổi và RCEP) do các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP,… chưa được ký kết, triển khai nên chưa có hướng dẫn tại Thông tư số 38/2018/TT-BTC.

Áp dụng các phương thức quản lý mới phù hợp với xu hướng tạo thuận lợi thương mại: sử dụng chứng từ điện tử thay thế cho chứng từ giấy; thay đổi hình thức nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nộp qua hệ thống V5, nộp bản sao,...); áp dụng bảo lãnh cho hàng hóa nợ; chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ.

Thông tư gồm 05 Chương và 23 Điều:

ü Chương 1: Quy định chung (2 Điều từ Điều 1-2)

ü Chương 2: Xác định trước xuất xứ hàng hóa (2 Điều từ Điều 3-4)

ü Chương 3: Khai, nộp, kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (5 Điều từ Điều 5-đến Điều 9)

ü Chương 4: Khai, nộp, kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu (13 Điều từ Điều 10-22)

ü Chương 5: Điều khoản thi hành (Điều 23).

Nội dung chi tiết

Xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:  Vướng mắc hiện nay: Điều 3 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ. Doanh nghiệp không nộp hồ sơ xác định trước xuất xứ trong thời gian qua. 

Nguyên nhân: tại thời điểm NK, mặc dù đã được cơ quan hải quan xác định trước xuất xứ nhưng trong trường hợp theo quy định phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ thì người khai HQ vẫn phải nộp CTCNXX kèm Thông báo kết quả xác định trước xuất xứ.

Do vậy, tại Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định:

  • Việc khai TBKQXĐTXX : K2 Điều 5 (HHXK); K2 Đ11 (HH NK).
  • CQHQ kiểm tra, đối chiếu TBKQXĐTXX trong quá trình kiểm tra CTCNXXHH : K1 Đ6 (HH XK); K9 Đ15 (HH NK).

Bổ sung hướng dẫn về khai, nộp chứng từ chứng nhận xuất hàng hoá Xuất khẩu: Giữ nguyên các nội dung quy định kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ đối với hàng hoá XK tại Chương III Thông tư 38/2015/TT-BTC (các Điều từ 8-12). Bổ sung Điều 5 về khai, nộp CTCNXX hàng hoá XK (Pháp lý hóa CV 1523/BTC năm 2021).

Điều 5Khai, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

1. Khai xuất xứ HH tại ô “mô tả hàng hóa” trên tờ khai XK điện tử theo mẫu số 2 Phụ lục I TT 39/2018/TT-BTC theo cấu trúc :

  1. Đáp ứng xuất xứ Việt Nam: “mô tả hàng hóa#&VN”.
  2. Xuất xứ nước khác: “mô tả hàng hóa#& (mã nước xuất xứ của hàng hóa)”.
  3. không xác định được xuất xứ: “mô tả hàng hóa#&KXĐ”

Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy: khai xuất xứ HH XK tại ô “xuất xứ” trên tờ khai HQ giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV TT 38/2015/TT-BTC.

  1. Trường hợp đã được cấp văn bản TBKQXĐTXX: khai số, ngày, thời hạn hiệu lực của VB tại ô “giấy phép” trên tờ khai XK điện tử mẫu số 02 Phụ lục II hoặc tờ khai HQ giấy theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV TTư 38/2015/TT-BTC; 
  2. Khi làm thủ tục HQ hàng hóa XK, người khai HQ không phải nộp CTCNXXHH cho cơ quan HQ. Trường hợp người khai HQ đề nghị nộp CTCNXXHH hoặc VBTBKQXĐTXX, cơ quan HQ tiếp nhận và kiểm tra theo Điều 6-9 Thông tư này.

Điều 6:  Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

Kiểm tra:

  • Nội dung khai của người khai;
  • VBTBKQXĐTXX (nếu có);
  • Chứng từ thuộc hồ sơ HQ và kết quả kiểm tra thực tế HH (nếu có).

Chi cục Hải quan:

a) XĐ XXHH phù hợp với nội dung khai thì chấp nhận XXHH;

b) Có đủ căn cứ xác định XXHH không đúng theo nội dung khai thì xử lý theo quy định, yêu cầu khai bổ sung....

c) Có cơ sở nghi ngờ XXHH XK hoặc có thông tin cảnh báo về gian lận XX thì:

+ KT thực tế theo mức độ do CCT quyết định;

+ DN Nộp tài liệu để chứng minh XXHH.

d) Có cơ sở nghi ngờ tính xác thực của  CTCNXXHH hoặc tính chính xác của các thông tin l/q đến XXHH => đề xuất Cục HQ xác minh tại cq cấp hoặc KT tại cơ sở sản xuất theo Đ7, Đ8.

e) Người khai tự CNXXHH XK, hoặc không nộp được CTCNXXHH theo thời hạn, hoặc cung cấp không đủ cơ sở để xác định XXHH => đề xuất  Cục HQ KT tại cơ sở sản xuất theo Đ8.

g) Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ, hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định.

Hình thức nộp Chứng từ chứng nhận XX (Khoản 4 Điều 12)

K4 Điều 12 TT 33/2023/TT-BTC

CTCNXX nộp cho CQ HQ dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc CT giấy chuyển đổi sang CT điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số) thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử HQ theo K7 Đ1 TT 39/2018/TT-BTC (DN không phải nộp khi cấp trên Cổng ASEAN hoặc trên trang TTĐT theo T/b của cq có thẩm quyền nước XK, nhưng phải khai theo Đ11).

Trường hợp khai tờ khai HQ bản giấy, nộp một (01) bản chụp CTCNXX có xác nhận của người khai. 

Khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá nhập khẩu (Điều 11)

Số tham chiếu, ngày cấp C/O; 

- Mã nhà XK đủ điều kiện cấp CT tự CNXX (mã REX theo EVFTA, mã EORI theo UKVFTA, mã CE theo ATIGA hoặc RCEP). 

(Nếu Hiệp định không quy định số tham chiếu và/hoặc không có mã nhà XK đủ điều kiện cấp CT tự CNXX: khai tên, số chứng từ, ngày cấp và tên tổ chức hoặc tên nhà XK cấp CTCNXXHH kèm tên Hiệp định).

Từ chối tiếp nhận Chứng từ chứng nhận xuất xứ (Điều 14)

q Điểm mới: Không quy định bắt buộc phải khai nợ/chậm nộp trên tờ khai. Người khai hải quan có thể nộp bổ sung CTCNXX trong thời hạn quy định.

q Do bãi bỏ quy định v/v phải khai báo chậm nộp cho các TH nộp sau thông quan => bãi bỏ K3 Đ1 TT 62/2019/TT-BTC v/v CQ HQ từ chối tiếp nhận CTCNXX bổ sung trong trường hợp DN không khai báo nợ trên TK.

Điều 14 TT 33/2023/TT-BTCCQ HQ từ chối trong trường hợp:

1. Người khai HQ nộp bổ sung CTCNXXHH quá thời hạn quy định tại Điều 12.

2. Hàng  hóa NK được cơ quan có thẩm quyền cấp CTCNXXHH của nước XK thông báo về việc hủyCTCNXXHH hoặc không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định của nước xuất khẩu.

Áp dụng bảo lãnh thuế đối với các trường hợp xác minh (K7 Điều 19)

Trong thời gian chờ kết quả xác minh, người khai hải quan nộp thuế theo mức thuế suất quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 12 Thông tư này. Trường hợp xác minh xuất xứ hàng hóa trong quá trình kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc kiểm tra hải quan thì trong thời gian chờ kết quả xác minh, hàng hóa được áp dụng mức thuế suất nhập khẩu theo mức thuế suất đã áp dụng tại thời điểm làm thủ tục hải quan.

Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ trong các trường hợp đặc biệt (Điều 13)

1. Tại thời điểm đăng ký TKHQ, nếu DN chưa nộp CTCNXX được bổ sung để xem xét áp dụng TSƯĐĐB trong các trường hợp:

a) Thay đổi mục đích sử dụng: Hàng hóa NK thuộc đối tượng không chịu thuế/miễn thuế/áp dụng thuế theo HNTQ đã TQ sau đó thay đổi về đối tượng không chịu thuế/mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế; áp dụng theo HNTQ; HH là nguyên liệu để gia công, SXXK, TNTX đã TQ sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa;

b) Thay đổi mã số hàng hóa: CQ HQ hoặc DN phát hiện thay đổi về mã số dẫn đến thay đổi về thuế so với thời điểm làm TTHQ;

c) Từ hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ƯĐĐT (CQ HQ hoặc DN phát hiện).

Giải quyết vướng mắc:

Quy định tại TT 38/2018- DN đã nộp CTCNXX tại t/đ đăng ký TK ban đầu: CQHQ kiểm tra, xác định XX, đối chiếu với kết quả KT, xác định XX tại thời điểm làm thủ tục NK ban đầu để áp dụng mức TSƯĐĐB; HH phải chưa tham gia vào quá trình SX, chế biến;

- Trường hợp chưa nộp, DN được nộp bổ sung CTCNXX trong thời hạn hiệu lực để xem xét áp dụng mức TSƯĐĐB.

Điều 13 TT 33/2023/TT-BTCBỏ quy định việc HH phải chưa được tham gia vào quá trình SX, chế biến.

(G/q vướng mắc: nguyên liệu sau khi SX, tạo thành SP nhưng do không tìm được thị trường XK, phải chuyển tiêu thụ trong nước nhưng không được hưởng ưu đãi do nguyên liệu đã đưa vào SX, không còn nguyên trạng so với ban đầu (vải đã SX thành quần áo,…)

THỜI ĐIỂM NỘP BỔ SUNG CHỨNG TỪ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA (Điều 13)

2. Đối với HH thay đổi mục đích sử dụng tại điểm a khoản 1 Điều 13: Tại thời điểm đăng ký TKHQ mới phải áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại: DN khai, nộp bổ sung thuế theo biện pháp PVTM.

3. Thời điểm nộp bổ sung CTCNXX:

  1. Đối với HH tại điểm a K1 Đ13: là thời điểm làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng. 
  2. Đối với HH tại điểm b,c K1 Đ13: 5 ngày làm việc kể từ ngày CQ HQ ban hành kết luận KT.

CTCNXXHH nộp bổ sung còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan ban đầu trừ trường hợp có quy định khác tại FTA (áp dụng a, b, c)

Điều 22 Thông tư 33/2023/TT-BTC:

Trường hợp một lô hàng đưa từ kho ngoại quan vào nội địa để nhập khẩu nhiều lần hoặc lô hàng có chung hợp đồng, hóa đơn thương mại nhưng nhập khẩu nhiều lần, nhiều chuyến thì được sử dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để lập Phiếu theo dõi trừ lùi theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm Thông tư này cho từng lần nhập khẩu.

…….

Những vướng mắc trong quá trình thông quan, xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp liên hệ với Chi cục Hải quan tỉnh Bình Dương.

ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

Phòng Xuất xứ-SHTT, Cục GSQL-TCHQ

Tel: 024 39440833 extend 8802, 8805 & 8812, 8806, 8815, 8805 & 8809.

E-mail: co@customs.gov.vn

 Cập nhật: ABEI

 

 

Các tin liên quan: